9 điều cần lưu ý khi làm việc với người Nhật Bản

Nhật Bản được biết là một trong những thị trường lao động tiềm năng nhưng cũng khá khó tính với những yêu cầu khắt khe từ người lao động. Vì vậy, khi làm việc với các đối tác Nhật Bản nói riêng đặc biệt là làm việc cho các công ty Nhật Bản nói chung, người lao động cần lưu ý một số đặc điểm như sau.

1. Người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “Cảm ơn”, “Xin lỗi”

Người Nhật liên tục sử dụng những câu “Cảm ơn”, ” Xin lỗi” như một thói quen hàng ngày. Trong khi người Việt chỉ cảm ơn khi bản thân mình nhận một ân huệ nào đó và xin lỗi khi mình gây ra một điều thực sự phiền toái cho người khác. Nhiều người Việt không hiểu tại sao người Nhật lại “thích” dùng những từ đó đến thế, bởi có những trường hợp hoàn toàn không cần thiết, có khi còn khá ngược đời. Ví dụ, đang đi trên đường, do không để ý bạn vô tình va phải một người khác. Lúc đó rất có thể bạn sẽ nhận được một câu xin lỗi từ chính người mà bạn vừa va phải. Nếu là ở Việt Nam, người phải xin lỗi chính là bạn. Đó là khác biệt rất lớn.
Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác trên, người Nhật hiếm khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được sự thấu hiểu của đối phương khi giao tiếp. Do vậy không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thể nào. Ví dụ, khi được rủ đi xem phim mà không thể đi, họ thường thể hiện ý muốn đi nhưng sau đó sẽ đưa ra những lí do khách quan, thậm chí không đưa ra một lý do cụ thể nào hết bằng cách nói lấp lửng . Còn ở Việt Nam, đa số người ta sẽ nói ra vấn đề của mình rằng có việc bận, hoặc thậm chí nói thẳng là không muốn đi vì một lí do nào đó. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng ra vấn đề chính là cách minh chứng cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

2. Người Nhật rất đúng giờ

Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác, do vậy tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhân viên công ty chạy vội cho kịp giờ làm, cảnh bước chân vội vã trên khắp các đường phố. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản. Đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật.

3. Giữ chứ tín, coi trọng lời hứa

Làm việc với các doanh nhân người Nhật Bản, điểm quan trọng bậc nhất đó chính là giữ chữ tín, giữ lời hứa cho dù nó là những công việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ rất coi trọng ấn tượng trong buổi tiếp xúc đầu tiên , điều này có nghĩa khi bạn không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.

4. Làm việc cẩn thần, đàm phán rất kỹ càng

Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, nhưng hầu hết khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác phải đưa đến tận nơi sản xuất để chứng kiến tổ chức, năng lực doanh nghiệp của bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với khách hàng.

5. Giao tiếp bằng tiếng Nhật là một lợi thế

Người Nhật rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn. Hơn nữa ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.

6. Luôn mời tất cả mọi người trong nhóm

Ở Nhật Bản, bạn luôn mời tất cả mọi người, gồm cả những người bạn không thích. Không có chuyện chỉ đi uống bia với bạn của mình hoặc chỉ mời một số đồng nghiệp đi chơi. Sẽ chẳng ai cảm thấy ngượng ngùng khi vẫn ở lại dù họ nhận ra rằng mình không được mời đi “tăng 2”

7. Tôn trọng tài sản của người khác

Trong tiếng Anh có câu “finder’s keepers, losers weepers.” (Người nhặt được có quyền giữ, người đánh mất chỉ đành khóc thôi). Điều này không xảy ra ở Nhật Bản! Ở đây, bạn không lấy những gì không phải là của mình. Nếu ai đó làm rơi chiếc khăn tay trên vỉa hè, người tìm thấy sẽ mang tới trạm để đồ thất lạc gần nhất, khi đó người mất đồ dễ dàng nhận lại đồ. Chỉ vì món đồ không có khoá không có nghĩa là bạn có thể lấy nó.

8. Uống rượu bia nhưng không gây lộn

Ngay cả du khách đến Nhật Bản cũng sẽ nhận thấy rằng, mặc dù có rất nhiều salarymen (những người làm công ăn lương ở Nhật) say rượu trên đường phố vào ban đêm (một số người con say sưa cả vào ban ngày!) nhưng họ sẽ không bao giờ xô xát. Các vụ ẩu đả ở quán Bar là rất hiếm và hầu hết người Nhật khi uống say đều vui vẻ (hoặc say sưa không biết trời đất gì, rồi lại uống tiếp khi tỉnh lại!). Cứ uống, rồi say, nhưng trong hòa bình!

9. Ganbaru – Làm hết sức!

Có 1 lý do khiến bạn không tìm được từ có nghĩa tương đương tương với Ganbaru trong tiếng Anh, là bởi hầu hết chúng ta đều nhanh chóng bỏ cuộc nếu việc đó tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức hơn dự tính. Ở Nhật thì ngược lại, bạn được trông đợi cố gắng đến cùng, chỉ với mong muốn duy nhất là bạn sẽ làm hết sức mình. Nước Nhật thâm nhuần ý nghĩa của Ganbaru bởi tất cả mọi người đều làm như vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *